CHỤP CẬN
Khi mang một ý định sẽ thử chụp cận, là bạn sắp sửa mở một cánh cửa khác của nghệ
thuật nhiếp ảnh. Cánh cửa đi vào thế giới tràn đầy màu sắc, mới lạ đang chờ bạn thực
tập, tìm hiểu, và khám phá.Để chụp cận bạn cần có thêm một trong những dụng cụ như
sau.
REVERSE ADAPTER. Cái vòng dùng để gắn ống kiếng lật ngược (đầu thành đuôi)
vào máy. Cách cổ điển này rẻ, đơn giản nhưng khó sử dụng. Vì đuôi ống kiếng không
gắn vào máy, nên bộ phận đóng mở khẩu độ tự
động và vòng căn nét không hoạt động. Chỉ có thể căn nét bằng cách di chuyển máy
ra xa hoặc gần lại. Khoảng cách hoạt động của ống kiếng bị thu nhỏ lại còn chừng
1” hay 2” (inch).
MACRO COUPLER. Cái vòng này dùng để nối 2 ống kiếng (đầu với đầu) vào nhau
để chụp cận. Tuy là dễ dàng hơn reverse adapter, nhưng vẫn khó sử dụng.
CLOSE UP FILTER. Thường được bán theo bộ 3 cái +4, +2 và +1 có thể dùng riêng
từng cái, hay gắn chung lại để chụp được gần hơn. Cách này cũng không tốn kém mấy,
nhưng dung lượng kém và độ phóng lớn không được nhiều.
EXTENSION TUBE . Thường được bán theo bộ 3 cái với độ dài khác nhau 36mm,
20mm và 12mm. Có thể dùng riêng từng cái hoạc gắn chung với nhau để có được độ dài
cần thiết. Dùng cách này khó hơn vì bị thiếu sáng nhiều hơn. Trên lý thuyết thì
bất cứống kiếng nào cũng có thể chụp cận tới độ phóng lớn 1:1 (1x) nếu có gắn ET
(extension tube) có độ dài bằng với tiêu cự của nó (chẳng hạn như 50mm ống kiếng
+ 50mm ET, 75mm ống kiếng + 75mm ET…). Trên thực tế thì thật là bất tiện vì ống
kiếng + ET quá dài nên có thể dùng teleconverter (ống kiếng+ET+ teleconverter) để
thu gọn lại. Khoảng cách hoạt động của ống kiếng bị thu nhỏ lại, chỉ còn vài inch
tới một vài feet tùy theo tiêu cự của ống kiếng được gắn vào. Rất thích hợp với
ống kiếng zoon và có thể dùng vòng thay đổi tiêu cựđể căn nét dễ dàng.
CONVERSION LEN. Đây là ống kiếng phụ thuộc dùng để gắn vào đầu ống kiếng.
Độ phóng lớn có thể hơn 5:1 (5x) tùy theo ống kiếng. Vì ống kiếng nhỏ, nhẹ nên rất
là tiện lợi. Trên thị trường có bán loại ống kiếng này của hãng Raynox có chất lược
rất cao giá rẻ (DCR-250, DCR-150 ..). Khoảng cách hoạt động của ống kiếng bị thu
nhỏ lại chỉ còn vài inch tới một vài feet, tùy theo tiêu cự của ống kiếng được gắn
vào. Rất thích hợp với ống kiếng zoon và có thể dùng vòng thay đổi tiêu cự để căn
nét dễ dàng.
MACRO LEN. Đây là dụng cụ chụp cận dễ dàng và hoàn hảo nhất. Độ phóng lớn
thường có thể đạt tới 1:1 (1x) Khoảng cách hoạt động của ống kiếng là từ vài inch
cho tới vô cực. Loại ống kiếng này thường được thiết kế kỹ càng, dùng nhiên liệu
tốt để làm thấu kiếng nên hình chụp được thường sắc nét hơn ống kiếng thường. Bởi
vậy giá cả cũng đắt luôn. Nếu chưa có nên mua ông kiếng có tiêu cự là 100mm hoặc
lớn hơn, để khỏi phải chụp với khoảng cách quá gần (rất khó), tuy vậy nếu không
muốn tốn nhiều bạn có thể thửống kiếng 100mm f/3.5 macro của hãng Phoenix có chất
lượng khá cao với giá rẻ.
Chụp cận thường gặp những khó khăn sau.
TỐC ĐỘ. Vì chụp cận có độ phóng lớn, tốc độ di chuyển của chủ đề cũng gia
tăng theo, nên phải chụp với tốc độ nhanh để tránh khỏi bị mờ vì rung.
KHẨU ĐỘ. Chiều sâu độ nét (depth of field) tùy thuộc vào độ phóng lớn, càng
lớn chiều sâu độ nét càng mỏng. Khẩu độ càng đóng nhỏ, chiều sâu độ nét càng nhiều.
Vì chụp cận có độ phóng lớn nên khẩu độ đóng càng nhỏ càng tốt, tuy là đóng nhỏ
độ nét bị giảm, vì sự va chạm của ánh sáng và đường viền của khẩu độ (tỷ số chu
vi / diện tích càng cao khi dường kính càng nhỏ). Dù là đã đóng khẩu độ nhỏ nhất
của ống kiếng (thường là f22) chưa chắc là đã đủ khi chụp với độ phóng lớn cỡ 1:1
(1X) hay lớn hơn.
Khó chưa ? Làm sao có thể chụp ở tốc độ nhanh mà khẩu độ nhỏ xíu chứ Dùng chân chống
(tripod)? Ngoại trừ chụp tĩnh vật với sự sắp đặt, chân chống không hữu dụng cho
chụp cận. Vì nó cồng kềnh, vướng víu và khó khăn trong lúc xoay trở. Dùng nó thì
phải tắt hệ thống giảm rung của máy (nếu không hình sẽ bị mờ) mà vẫn phãi chụp với
tốc độ nhanh vì gió dù là nhẹ.
Bạn có thể tăng ISO, chẳng thà bị rỗ (noise) mà được hình rõ nét, còn hơn là mịn
nhưng mờ. Nếu bạn đang sử dụng máy xịn hình ít bị rỗ hơn ở ISO cao thì nên dùng
cách này.
Dùng đèn (flash) để chụp. Bạn nên dùng chung với dụng cụ khuếch tán (diffuser hay
soft-box) để giảm bớt những đốm trắng (hot spot). Nếu bạn có đèn tự động loại có
thể lấy dữ kiện khẩu độ, tốc độ, ISO và khoảng cách từ máy, rồi phát ra đúng cường
độ ánh sáng thì rất tiện. Nếu bạn dùng loại thường thì chọn loại mạnh và có thể
thay đổi cường độ. Đèn mạnh hay yếu được đo lường bởi guide number (GN) với ISO
= 100 theo công thức như sau. GN = khoảng cách giữa đèn và chủ đề x (nhân) khẩu
độ. Như vậy nếu bạn chụp hình với khoảng cách là 2’ và khẩu độ f22 thì cần có cái
đèn mạnh tối thiểu là GN = 44 (2 x 22). Tốc độ của máy khi sử dụng đèn thường bị
giới hạn thấp hơn hoặc bằng 1/250, tuy vậy mà bạn đừng có lo vì tốc độ của đèn thường
từ 1/1000 đến 1/100000 tùy theo loại mạnh hay yếu. Thí dụ, bạn chụp con bọ chấm
đang đi trên ngọn cỏ lúc tảng sáng, với khoảng cách là 1’(tốc độ cần cho khỏi bị
mờ vào khoảng 1/800), khẩu độ f22 và máy chỉ cho tốc độ tối đa là 1/250 (khi dùng
đèn), vậy mà chụp xong hình vẫn nét. Là vì với tốc độ và khẩu độ này hình bị thiếu
sáng (đen thui), vì dùng đèn nên bọ chấm đủ sáng và nét nhờ tốc độ trên 1/1000 của
đèn ☺ Tuy nhiên hậu cảnh vẫn hơi tối vì tầm hoạt động của đèn không đủ. Để chụp
cận được dễ dàng và hoàn hảo hơn bạn nên (chịu hao địa) mua một cái “RINGFLASH”
đèn đặc biệt cho chụp cận. Loại đèn này có ánh sáng dịu và hầu như không có bóng,
vì cái bóng bên này bị ánh sáng bên kia tẩy . Nên dùng đèn mỗi khi chụp cận để hình
rõ nét và đầy đủ chi tiết khi chủ đề thường trốn ở chổ râm mát. Ít nhất là dùng
để tăng ánh sáng ở bên tối của chủ đề (fill-in).
Để đạt được kết quả tốt hơn nên chụp hình với tư thế vững chắc, cùi chỏ tay có điểm
tựa vững vàng, vì chụp cận không tiện dùng chân chống. Thường thì khi đi chụp hình
bạn nào cũng đeo túi đồ nghề sau lưng, nếu như đeo ngược lại về phía trước thì nó
là điểm tựa tốt cho cùi chỏđó. Khi thấy chủ để chụp thì bạn chẳng nên vội vã, đứng
quan sát coi góc độ nào đẹp, tới gần bằng cách nào rồi chuẩn bị máy (gắn đèn, chỉnh
tốc độ, khẩu độ …) sao cho khi chụp chỉ cần căn nét và bấm máy thôi. Căn nét cũng
khó khi sử dụng chức năng tự động, vì máy chỉ chọn điểm gần máy nhất thường thì
không phải là điểm nét mà bạn muốn. Cho nên chỉ dùng chức năng S-AF hay là M . Chụp
hình như sau, bố cục, căn nét sau đó chầm chậm di chuyển máy xa/gần cho tới khi
điểm muốn nét (nếu là động vật thì con mắt gần ống kiếng nhất) nét thì bấm máy.
Nên đi chụp vào lúc sáng sớm, khi côn trùng thường vẫn còn di chuyển chậm chạp.
Không nên sử dụng keo xịt tóc vì hơi ác, kém tự nhiên và thấy rõ dấu vết.
Đây là bài viết đầu tay của tôi nên có chi sơ sót xin các bạn bổ túc cho. Sợ tốn
thời gian của bạn đọc mà bài viết cũng đủ dài nên tạm dừng ởđây. Chúc bạn chụp được
nhiều tác phẩm hay, hình đẹp ☺
San Diego, ngày 28 tháng 2 năm 2009
Huệ Nguyễn (Vô Danh Khách)